Ti - 0911212468

Hưng Thịnh Catering chuyên nhận đặt tiệc liên hoan trọn gói ở như: Tiệc liên hoan công ty, buffet, tiệc cưới, tiệc tại nhà, tiệc cao cấp...

Tiệc buffet trọn gói

Hưng Thịnh Catering nhận đặt tiệc buffet cho các khu công nghiệp, các công ty, các tòa nhà văn phòng và các hộ gia đình tổ chức liên hoan...

Tiệc cưới

Tiệc cưới được chuẩn bị chu đáo từ việc nấu cỗ, các món ăn nóng sốt, không gian trang trí với phông nền đẹp, hoa tươi...

Giá cả hợp lý

Hưng Thịnh Catering với dịch vụ đặt tiệc trọn gói - giá cả phù hợp là lựa chọn cho đông đảo thực khách

Tổ chức tiệc tại nhà theo yêu cầu

Với đội ngũ đầu bếp tài năng và nhân viên phục vụ chuyên nghiệp, nhiệt tình. Tiệc Hưng Thịnh phục vụ 24/24h tại nhà theo yêu cầu khách hàng

Thứ Hai, 21 tháng 11, 2016

Cách làm thịt băm hấp nấm hương hấp dẫn

Thịt băm hấp nấm hương là món ăn đơn giản, nhanh gọn lại dễ làm cho những ngày chị em lười vào bếp. Sau đây, chúng tôi xin giới thiệu đến các bạn món ăn hấp dẫn này nhé!
Nguyên liệu:
- 200g thịt lợn băm nhỏ
- 4 - 5 nấm hương
- Hành lá xắt nhỏ
- 15ml nước tương, 15g bột bắp
- 5ml dầu, 1.5g tiêu trắng, 1.5g muối
- 1.5g đường, 80ml nước.
Các bước thực hiện:
Bước 1: Nấm hương đem ngâm trong nước ấm cho mềm rồi rửa bỏ bụi bẩn, xắt nhỏ.
Bước 2: Sau đó, cho nấm vào trộn cùng với thịt.
Bước 3: Thêm các nguyên liệu là gia vị vào rồi trộn đều.
Bước 4: Cho hỗn hợp thịt vào bát tô rồi đặt vào khay của nồi nước đang đun sôi, hấp trong 9 phút.

Chúc các bạn thành công và ngon miệng!

Thứ Tư, 16 tháng 11, 2016

Cách nấu dưa cải chua xào nghêu chống ngán

Dưa cải chua xào nghêu là một trong những món dễ chế biến, lại đưa cơm, rất phù hợp cho bữa cơm gia đình bạn. Sau đây, chúng tôi xin giới thiệu đến các bạn cách nấu món ăn đặc biệt này nhé!
Nguyên liệu:
- Dưa cải chua: 600g
- Nghêu thịt: 300g
- Hành tây, tỏi, gia vị.
Các bước thực hiện:
Bước 1: Nghêu đã tách thịt mang rửa với gừng và ít rượu trắng để khử mùi. Dưa cải chua rửa với nước nhiều lần cho ra bớt chất chua, vắt thật kỹ, xắt nhuyễn.
Bước 2: Hành tây xắt múi cau, tỏi băm nhuyễn, phi thơm tỏi trong chảo dầu, cho hành tây vào xào thơm.
Bước 3: Cho tiếp dưa cải chua vào xào, nêm gia vị vừa ăn. Ngoài hạt nêm và bột ngọt, các bạn cho thêm ít đường, như vậy vị cải chua xào sẽ dịu hơn, ngon hơn.
Bước 4: Cuối cùng, cho nghêu vào xào chín. Xào đến khi món ăn ráo nước là được.
Bước 5: Bày món dưa cải chua xào nghêu ra dĩa, rắc ít tiêu, dùng nóng.

Chúc các bạn thành công và ngon miệng!

Thứ Năm, 10 tháng 11, 2016

Cách nấu cánh gà sốt chanh cho ngày se lạnh

Cách làm đơn giản mà hương vị thơm ngon đảm bảo cánh gà sốt chanh ai ăn cũng phải khen ngợi. Hãy cùng chúng tôi vào bếp với món ăn này nhé!
Nguyên liệu:
- 5 - 7 cái cánh gà
- 1 củ gừng
- 1 ít vừng rang chín
- 3 - 4 tép tỏi
- 1 thìa đường nâu
- 1 thìa dầu hào
- 1 nửa quả chanh vắt lấy nước cốt
- 1 thìa xì dầu, 1 chút bột nêm.
Các bước thực hiện:
Bước 1: Cánh gà rửa sạch với giấm và muối rồi chặt thành 3 đoạn. Gừng thái lát mỏng, tỏi băm nhỏ.
Bước 2: Cho chút dầu vào chảo, đun nóng dầu thì cho cánh gà vào chiên vàng 2 mặt. Tiếp đến cho gừng, tỏi băm vào, đảo cho thơm.
Bước 3: Cho xì dầu, dầu hào, đường nâu, bột nêm vào cánh gà rồi đảo đều lên. Sau đó cho 1/2 bát con nước đun sôi thì hạ nhỏ lửa, đun cho đến khi nước sốt sánh lại, cánh gà có màu vàng đẹp mắt mới cho nước cốt chanh vào đảo đều lên và tắt bếp.

Chúc các bạn thành công và ngon miệng!

Thứ Năm, 3 tháng 11, 2016

Đổi vị với món thịt ba chỉ rang riềng thơm ngon

Món ba chỉ rang riềng có hương vị thơm ngon và đặc biệt dễ ăn chắc chắn sẽ khiến cả nhà bạn hài lòng. Sau đây, hãy cùng chúng tôi vào bếp với món ăn đặc biệt này nhé!
Nguyên liệu:
- 500g thịt ba chỉ
- 3 muỗng riềng băm, 2 trái ớt băm
- 4 tép tỏi băm, 1 nhánh hành lá băm,
- 1 muỗng canh mắm ruốc hòa chung với 50 ml nước lạnh trong một cái chén
- 1 muỗng cà phê nước mắm, 1 muỗng canh đường
- 1 củ hành tím băm, 1/2 muỗng cà phê tiêu.
Các bước thực hiện:
Bước 1: Thịt ba chỉ rửa sạch, thái miếng nhỏ vừa ăn.
Bước 2: Bắc chảo lên bếp, cho thịt vào xào lửa hơi thấp cho thịt săn tứa mỡ. Tiếp đến cho nước mắm, tiêu, đường, tỏi, hành tím, riềng và ớt vào xào 5 phút. Cuối cùng cho chén nước mắm ruốc vào xào riu riu lửa cho thịt khô.
Bước 3: Nêm nếm lại cho vừa ăn cho hành lá vào đảo đều là tắt bếp. Cho ba chỉ rang riềng ra đĩa. Rắc thên hành lá thái nhỏ. Món này ăn nóng với cơm rất ngon.
Chúc các bạn thành công và ngon miệng!

Thứ Năm, 27 tháng 10, 2016

Đậu phụ non sốt cay cho ngày se lạnh

Đậu phụ non sốt cay vừa ngon lại nóng hổi, rất thích hợp với thời tiết se lạnh mùa này. Hãy cùng chúng tôi vào bếp nhé!
Nguyên liệu:
- 2 thìa thịt băm nhỏ
- 2 thìa ớt sa tế, 1 thìa rượu trắng
- 2 thìa xì dầu, 1 thìa đường, muối
- 4 tép tỏi băm, 1 nhánh hành lá thái nhỏ
- 50ml nước, bột nêm, tiêu
- 1 thìa cafe bột năng, 1 thìa nước cho vào bát con khuấy cho tan bột.
Các bước thực hiện:
Bước 1: Lấy đậu non ra khỏi hộp, rửa lại cho sạch rồi cho ra thớt cắt đậu thành những miếng vuông nhỏ.
Bước 2: Bắc chảo lên bếp, đun nóng chảo thì cho 1 thìa dầu ăn vào đun nóng dầu rồi phi tỏi cho thơm. Sau đó cho thịt băm vào, dằm cho thịt tơi ra mới cho sa tế vào đảo đều cho thịt chín đều.
Bước 3: Thịt đã thơm và chín bạn cho đậu non vào rồi cho xì dầu, bột nêm, đường, xíu muối, rượu trắng và đảo nhẹ nhàng để đậu không vị vỡ nát nhé. Tiếp đến cho 50ml nước vào đun thêm 1-2 phút mới cho nước bột năng khuấy đều vào, đảo nhẹ nhàng xem độ sánh như ý thì dừng. Đun sôi trở lại, nếm lại gia vị cho vừa ăn và rắc hành lá thái nhỏ và chút tiêu lên trên rồi tắt bếp.
Bước 4: Xúc đậu non sốt cay ra đĩa và thưởng thức với cơm nóng.

Chúc các bạn thành công và ngon miệng!

Thứ Ba, 25 tháng 10, 2016

Cách làm trứng cút xào me ngon tuyệt cho cả nhà

Món cút lộn xào me là món ăn ưa thích của nhiều người bởi hương vị thơm ngon cũng như hình thức bắt mắt của nó. Cắn miếng trứng cút trong miệng thấy được vị ngon của món ăn, vị chua chua ngọt ngọt của me cùng chút lạc rang giòn giòn, chút thơm nhẹ của rau răm, chút cay nhẹ của gừng tươi cùng hương thơm của hành phi. Cùn tôi học cách làm món ăn này nhé.
Nguyên liệu:
- 20-25 quả trứng cút lộn
- 1 vắt me nhỏ
- 100g đậu phộng
 - Rau răm, ớt, hành củ, gừng, nước mắm, đường, dầu ăn.
Cách làm:
Bước 1: Trứng cút rửa sạch, cho vào nồi luộc chín, vớt ra để nguội.
Bước 2: Ngâm me trong nước nóng khoảng 5 phút, sau đó dùng thìa dằm nhuyễn.
 Bước 3: Cho me qua rây, lọc lấy phần nước và thịt me, loại bỏ phần xác.
Bước 4: Đậu phộng rang chín, bóc vỏ, cho vào cối giã giập một chút.
Bước 5: Rau răm rửa sạch, để ráo, xắt nhỏ. Hành củ bóc vỏ, rửa sạch, bằm nhuyễn. Gừng cạo vỏ, rửa sạch, thái sợi. Ớt rửa sạch, xắt lát.
Bước 6: Trứng cút khi nguội thì bóc vỏ, chú ý thật nhẹ tay sao cho trứng khỏi vỡ. Sau đó cho trứng vào chiên sơ cho thơm, cho trứng ra đĩa để riêng.
Bước 7: Sau khi cho trứng ra, cho hành củ đã bằm nhỏ ở trên vào phi thơm.Tiếp đó cho nước me, nước mắm, đường vào đảo kỹ cho đến khi nước sốt sánh lại, nêm nếm vừa miệng.
Bước 8: Khi nước sốt sền sệt, cho trứng đã chiên sơ ở trên vào đảo thêm khoảng 3 phút cho ngấm, nêm nếm vừa miệng thì tắt bếp.
Bước 9: Cho trứng cút lộn xào me ra đĩa, thêm đậu phộng, ớt, gừng và rau răm ăn kèm.
Vậy là chúng ta chỉ còn bước thưởng thức thôi.
Chúc các bạn thành công với món cách làm trứng cút lộn xào me chua ngọt hấp dẫn này nhé!


Thứ Hai, 17 tháng 10, 2016

Hướng dẫn cách làm món gà nấu nấm

Món gà nấu nấm có vị béo béo, vừa mềm lại vừa thơm, hòa cùng độ giòn từ nấm mèo và nấm tuyết sẽ góp phần làm tăng thêm sự ngon miệng cho bữa ăn. Hãy cùng chúng tôi vào bếp nhé!
Nguyên liệu:
- 1/2 con gà
- 15g nấm mèo khô
- 10g nấm tuyết khô
- Hành, gừng, rượu trắng, muối.
Các bước thực hiện:
Bước 1: Để làm món gà nấu nấm, trước hết bạn cần sơ chế nguyên liệu. Rửa sạch thịt gà, chặt thành miếng vừa ăn. Nấm ngâm nở, cắt bỏ cuống.
Bước 2: Chuẩn bị sẵn một nồi nước lạnh, cho gà vào. Đun đến khi sôi thì hớt bỏ bọt.
Bước 3: Lần lượt thêm hành, gừng, nấm mèo và nấm tuyết vào đun cùng, nêm khoảng 1 thìa canh hạt nêm.
Bước 4: Để lửa lớn đến khi sôi thì bạn chuyển sang lửa nhỏ, nấu trong khoảng 1 tiếng đồng hồ, nêm nếm lại gia vị cho vừa miệng rồi tắt bếp.

Chúc các bạn thành công và ngon miệng!

Mực một nắng xào cay hấp dẫn ngày Thu

Mực một nắng xào cay là món ăn vô cùng hấp dẫn cho bạn và gia đình vào những ngày Thu se lạnh này. Hãy cùng chúng tôi vào bếp với món ăn đặc biệt này nhé!
Nguyên liệu:
- 3 con mực một nắng
- 18ml sốt ớt cay Hàn Quốc
- 10ml nước tương, 15ml nước lọc
- 30ml dầu canola (Dầu hạt cải), 5ml dầu mè
- Hành lá, vừng rang
- 1 muỗng canh tỏi băm, 1 muỗng cà phê đường.
Cách làm:
- Cắt ngang con mực thành những sợi nhỏ. Hành lá rửa sạch, thái nhỏ.
- Đổ mực vào chảo đảo qua cho miếng mực săn lại.
- Trộn đều sốt ớt cay Hàn Quốc, nước tương, nước lọc, dầu canola, tỏi băm, đường trong một bát nhỏ.
- Đổ nước sốt vừa trộn vào chảo, đun sôi. Khi nước sốt sôi, bạn đổ mực vào đảo đều cho ngấm.
- Nước sốt gần cạn thì bạn cho thêm 5ml dầu mè vào đảo đều. Thêm hành lá và vừng rang vào chảo trộn đều là bạn đã hoàn thành xong món ăn rồi đấy!

Chúc các bạn thành công và ngon miệng!

Thứ Sáu, 14 tháng 10, 2016

Cách nấu canh bí đỏ nấm kim châm cực ngon

Món canh bí đỏ nấm kim châm không chỉ dễ ăn, có vị thanh ngọt mà còn tốt cho sức khỏe bạn và gia đình. Hãy cùng chúng tôi vào bếp với món ăn đặc biệt này nhé!
Nguyên liệu:
- 600g bí đỏ
- 150g tôm luộc chín, bóc vỏ
- 1 lít nước
- 1 bó nấm kim châm, cắt chân, rửa sạch
- Hành lá thái nhỏ, 1 hành củ
- 1 muỗng canh bột nêm, 1 muỗng cà phê nước mắm, 1 muỗng cà phê đường, 1/2 muỗng cà phê muối.
Các bước thực hiện:
Bước 1: Bí đỏ gọt vỏ rửa sạch thái miếng vừa ăn. Nấm kim châm cắt bỏ phần gốc, rửa sạch.
Bước 2: Bắc chảo lên bếp, cho vào 1 muỗng canh dầu, chờ dầu nóng cho hành hay boa rô vào xào thơm. Sau đó cho nước vào nấu sôi.
Bước 3: Tiếp đến cho bí đỏ và các gia vị vào nấu.
Bước 4: Khi bí đỏ chín thì cho nấm kim châm và tôm vào nấu nhanh 3-4 phút. Nêm nếm lại cho vừa ăn là tắt bếp.

Chúc các bạn thành công và ngon miệng!

Thứ Hai, 10 tháng 10, 2016

Cách làm món sườn kho khế chua ngọt

Sườn kho khế với miếng sườn mềm mềm, thơm mùi gia vị, chua dịu của khế, đậm đà của nước sốt bóng màu cánh gián chắc chắn sẽ khiến những thực khách khó tính cũng phải hài lòng. Hãy cùng chúng tôi vào bếp nhé!
Nguyên liệu:
- Sườn non 500g
- 2 thìa phở nước mắm, 1 thìa dầu hào, 1/4 thìa cafe hạt tiêu
- 2 thìa phở nước hàng hoặc nước thắng đường, 1/4 thìa café bột điều
- Hành 2 củ, tỏi 1 củ
- Nước dừa 1 bát con, khế 2 quả.
Cách làm:
- Khế rửa sạch, thái lát mỏng khoảng 0,5 cm
- Sườn non chặt miếng vừa ăn, trần qua nước sôi cho sạch, rồi vớt ra rửa sạch bằng nước sôi nguội.
- Cho sườn vào âu lớn cho nước mắm, dầu hào,hạt tiêu và nước hang vào ướp khoảng 10 phút.
- Bắc nồi lên bếp cho một ít dầu vào, phi thơm hành và tỏi đã băm nhỏ cùng bột điều. sau đó cho sườn vào xào cho săn và ngấm gia vị. Đổ vào nồi 1 bát nước dừa, nêm gia vị sao cho vừa ăn, đun nhỏ lửa cho sườn mềm và ngấm gia vị.  Khi nước gần cạn, cho khế vào nồi đun thêm khoảng 5-7 phút cho khế mềm, thấy nước sườn sánh lại thì cho hành lá, hạt tiêu vào rồi tắt bếp. Bày ra đĩa và thưởng thức với cơm nóng!
Chúc các bạn thành công và ngon miệng!

Thứ Ba, 4 tháng 10, 2016

Ngao sốt rượu vang đầy hấp dẫn cho ngày se lạnh

Sự kết hợp giữa ngao và rượu vang sẽ mang lại cho bạn một hương vị, một món ăn mới đầy hấp dẫn. Thịt ngao thơm dịu, cay cay ăn vào vị ngọt bùi khiến ai cũng thích mê. Hãy cùng chúng tôi vào bếp với món ăn đặc biệt này nhé!
Nguyên liệu:
- 1,2kg ngao
- 3 lát thịt xông khói
- 6 tép tỏi, 15g bơ
- 400ml rượu vang trắng
- 1 củ hành khô, 1 nhánh mùi tây, hạt tiêu.
Các bước thực hiện:
Bước 1: Hành lá, rau mùi rửa sạch thái nhỏ. Thịt xông khói, hành khô, tỏi thái nhỏ.
Bước 2: Bắc chảo lên bếp, cho ít dầu vào, dầu nóng cho tỏi, hành khô, thịt xông khói vào xào thơm.
Bước 3: Sau đó cho ngao vào đảo qua rồi, cho rượu vang trắng và đun nhỏ lửa trong 3 phút.
Bước 4: Sau đó thêm muối, tiêu, bơ và rau mùi vào, đảo đều sau đó tắt bếp và cho ngao sốt rượu vang ra đĩa và thưởng thức.

Chúc các bạn thành công và ngon miệng!

Chủ Nhật, 2 tháng 10, 2016

Cách làm món bạch tuộc xào thập cẩm cho ngày se lạnh

Thời tiết chuyển mùa sang thu se lạnh dần là thời điểm tuyệt vời để chị em thực hiện các món xào yêu thích. Sau đây, chúng tôi xin giới thiệu với các bạn món bạch tuộc xào thập cẩm lạ miệng, ngon hấp dẫn những ngày này nhé!
Nguyên liệu:
- 700g bạch tuộc
- Cần, tỏi tây 2-3 nhánh
- Bắp cải tím: 1/2 bắp, 1 quả ớt chuông đỏ
- Sả: 2-3 củ, cà chua: 1 quả
- Mộc nhĩ, hành khô, tỏi
- Bột nêm, bột canh, mì chính, dầu ăn.
Các bước thực hiện:
Bước 1: Cải tím, sả, cà chua rửa sạch. Cà chua bổ múi cau, sả, cải tím thái mỏng.
Bước 2: Cần, tỏi tây, ớt chuông đỏ rửa sạch thái khúc. Mộc nhĩ ngâm nở, cắt bỏ chân rửa sạch thái sợi vừa.
Bước 3: Bạch tuộc sau khi làm sạch ướp với chút hành, tỏi băm cùng 1/2 thìa bột nêm, 1/2 thìa hạt tiêu. Sau đó đặt chảo lên bếp thêm ít dầu ăn rồi cho bạch tuộc vào xào với lửa lớn. Khi thấy bạch tuộc vừa chín tới xúc ra đĩa để riêng.
Bước 4: Vẫn chảo đó bạn cho sả vào xào trước cùng chút dầu ăn sau đó cho bắp cải tím, cà chua, mộc nhĩ, ớt chuông vào đảo nhanh tay, (ưu tiên loại rau nào lâu chín thì cho vào trước nhé).
Bước 5: Cho bạch tuộc vào xào cùng, đảo đều. Nêm nếm gia vị cho vừa miệng.
Bước 6: Cuối cùng cho cần, tỏi tây vào xào, nêm chút mì chính rồi chút bạch tuộc xào ra đĩa dùng nóng với cơm thì thật là tuyệt vời!

Chúc các bạn thành công và ngon miệng!

Thứ Năm, 29 tháng 9, 2016

Đổi vị với món chả tôm chiên giòn thơm ngon

Chả tôm chiên mềm và thơm khi thưởng thức với tương ớt hay nước mắm đều rất ngon, hấp dẫn bạn và gia đình. Sau đây, chúng tôi xin gửi đến các bạn cách làm món ăn đặc biệt này nhé!
Nguyên liệu:
- Tôm tươi đã bóc vỏ: 700g
- Bột chiên xù: 150g
- Bột nêm, dầu hào, 2 muỗng canh bột năng
- 1/2 muỗng cafe bột tiêu trắng, 1/2 muỗng cafe đường
- Một ít cà rốt, sả băm nhỏ, một ít hành trắng băm nhỏ.
Các bước thực hiện:
Bước 1: Tôm sửa sạch với nước có pha một ít muối, sau đó rửa lại bằng nước sạch, để ráo, cho vào hộp nhựa để vào ngăn đá tủ lạnh chừng 25 đến 35 phút.
Bước 2: Sau đó cho tôm ra xay hoặc bằm cho thật nhuyễn, ướp hết gia vị và bột năng vào và trộn đều.
Bước 3: Viên hỗn hợp tôm đã ướp gia vị thành từng viên hơi dẹt và vừa ăn, sau đó lăn qua bột chiên xù
Bước 4: Cho chả tôm vào chảo dầu đã nóng và chiên với lửa vừa
Bước 5: Khi chả tôm đã chín vàng đều thì cho ra đĩa cót lót giấy thấm dầu. trình bày ra đĩa và ăn với tương ớt sẽ thật ngon, hấp dẫn.

Chúc các bạn thành công và ngon miệng!

Thứ Tư, 28 tháng 9, 2016

Cách làm món canh chua cá ba sa ngon đúng vị

Nấu canh cá thì ai cũng có thể nấu được tuy nhiên để nấu được nồi canh chua cá ba sa ngon đúng vị thì đòi hỏi người chế biến phải lựa chọn tỉ mỉ với từng thứ nguyên liệu cho món ăn. Sau đây, đặt tiệc tại Thái Bình xin được gửi đến các bạn cách làm món canh chua cá ba sa thơm ngon nhé!
Nguyên liệu:
- 700g cá ba sa
- 5 quả đậu bắp
- 2 quả cà chua
- 2 cây dọc mùng, 1/2 quả dứa
- 1 chút me, 150g giá đỗ, ngò gai (rau mùi tàu)
- Ngổ, ớt, hành khô.
Các bước thực hiện:
Bước 1:  Cá ba sa cắt khúc  vừa ăn rồi đem rửa thật sạch. Cho vào bát tô lớn ướp cùng với chút tiêu, mắm, bột nêm vừa ăn khoảng 15 cho ngấm gia vị.
- Bắc chảo lên bếp cho dầu ăn vào đun sôi thì cho cá vào rán chín vàng 2 mặt. Cá chín gắp ra đĩa bỏ riêng.
Bước 2: Dứa gọt vỏ, bỏ mắt rồi thái lát. Dọc mùng tước vỏ, thái mỏng rồi bóp với muối, rửa sạch. Đậu bắp rửa sach, thái lát. Mùi tàu, ngổ rửa sạch, thái khúc.
Bước 3: Cho hành khô băm nhỏ phi thơm với dầu ăn, rồi cho cà chua vào đảo chín, nêm chút muối tiêu, cho nước vào đun sôi.
Bước 4: Cho cá vào ninh khoảng 15 phút, nêm nước mắm, nước me, ớt, đường cho canh chua cá có vị chua cay và ngọt thanh.
- Tiếp tục, cho dứa và cà chua, đậu bắp bổ cau, dọc mùng vào đun tiếp 3 phút, nêm lại gia vị cho vừa ăn rồi cho giá đỗ và rau thơm vào, tắt bếp.

Chúc bạn có một bữa cơm ngon miệng bên gia đình!

Thứ Hai, 26 tháng 9, 2016

Lạ miệng với món gà cuộn rong biển chiên xù

Thịt gà cuộn rong biển chiên giòn, nóng hổi thơm nức mũi khiến ai ăn cũng mê say. Chỉ với những bước làm đơn giản bạn đã có cho gia đình mình một món ăn mới lạ đầy hấp dẫn. Sau đây đặt tiệc tại Thái Bình xin giới thiệu đến các bạn cách chế biến món gà cuộn rong biển này nhé!
Nguyên liệu:
- 2 cái ức gà ( khoảng 600g )
- 150g thịt cua
- 6 - 8 lá húng quế, 2 tấm rong biển
- 1 quả trứng, 20g bột mì, 30g bột chiên giòn
- 5g muối, 2,5g bột tiêu đen.
Các bước thực hiện:
Bước 1:  Ức gà đem rửa sạch rồi thái thành miếng to, thật mỏng. Dùng sống dao để dàn mỏng miếng thịt gà.
Bước 2: Đập trứng vào một chiếc bát rồi đánh thật tơi trứng .
Bước 3: Trải một tấm nilon lên khay. Sau đó rải 2 miếng thịt gà mỏng lên trên, xếp cạnh nhau,cho lên trên thịt gà một ít tiêu, muối sao cho vừa khẩu vị của gia đình.
Sau đó, cắt một miếng rong biển có kích cỡ bằng 2 miếng thịt gà, đặt  lên 2 miếng thịt. Phết một lớp mỏng thịt cua lên trên lá rong biển. Sau đó xếp vài lá húng quế phủ lên trên . Cuộn tròn tấm nilong lại như ta cuộn cơm cuộn, chú ý cuộn đều tay và chặt để các phần dính lại vào nhau.
Bước 4: Từ từ tháo lớp nilong ra và cho cuộn thịt gà lăn vào một lớp bột mì , nhúng qua bát trứng sau đó lăn thêm một lớp bột chiên xù nữa. Cứ làm như vậy lần lượt cho đến hết thịt gà và lá rong biển.
Bước 5: Bắc chảo lên bếp. chọn loại chảo to, cho dầu vào đung sôi thì thả các cuộn thịt gà vào chiên, đến khi thấy cuộn thịt vàng nâu, thịt gà dậy mùi thơm, chín đều là được.
Vớt thịt gà ra đĩa có trải một lớp giấy thấm dầu, dùng dao sắc thái nhanh tay thành các khoanh nhỏ. Món thịt gà này thưởng thức cùng với tương ớt cay xè là ngon nhất!
Chúc các bạn thành công và ngon miệng!


Thứ Sáu, 23 tháng 9, 2016

Đặc sản gỏi Nhệch Thái Thụy - Thái Bình

Là một huyện vùng quê ven biển của tỉnh Thái Bình, Thái Thụy không chỉ được biết đến là một huyện có truyền thống văn hoá lịch sử lâu đời, có nhiều  địa điểm du lịch nghỉ mát như bãi biển Cồn Đen (thuộc xã Thái Đô), khu dự trữ sinh quyển rừng ngập mặn ven biển Thụy Trường, Thái Đô với rất nhiều loài chim quý hiếm và các loại hải sản phong phú như ngao, tôm sú, cua... mà Thái Thụy còn nổi tiếng với các món ăn phong phú như gỏi nhệch, cá khoai, chả cá, sứa chua, canh gion và nộm sứa... Tới đây, du khách không thể bỏ qua các món ăn hấp dẫn ấy, đặc biệt là món gỏi nhệch có nhiều ở vùng Thụy Xuân, thị trấn Diêm Điền.
Con nhệch có màu sắc và hình dáng tựa như lươn nước ngọt nhưng sống chủ yếu ở vùng biển. Nhệch được thắt thành khúc, ướp gia vị rồi bỏ vào rán tuy đơn giản nhưng lại rất ngon và ngậy. Nhệch xào củ chuối là món ăn truyền thống giản dị mà đậm đà khó quên. Thế nhưng với người dân biển Thái Thụy thì đó vẫn chưa phải là tuyệt chiêu đãi khách. Gỏi được làm bằng nhệch sống mới đích thị là món sở trường của họ.
Muốn có được món gỏi nhệch thật ngon, khâu đầu tiên phải chọn được nguyên liệu chính cho chuẩn. Nhệch càng nhỏ thì làm gỏi càng ngon vì xương mềm thịt mịn, và ngọt. Phải đón chân những người dân chài từ đầu bến mới mua được nhệch cơm, vừa săn vừa nhỏ lại dài. Để làm món gỏi nhệch, đầu tiên làm sạch nhớt nhệch bằng tro và lá nhái hoặc tắm nhệch trong nước vôi trong, sau đó mổ bụng bỏ ruột, bỏ đầu đuôi, chỉ lấy mỗi thân. Thân nhệch rửa sạch để ráo nước sau đó dần bằng sống dao cho mềm và cắt ra làm nhiều đoạn: mỗi đoạn dài từ 2 đến 3cm, được khía nhỏ, sau đó lấy khăn sạch thấm nước và cho vào bát tô bóp với riềng giã nhỏ trộn với thính gạo đã rang thơm.  Dù gia vị chỉ là những thứ rất dân giã nhưng lại có thể làm sống dậy hương thơm của món ăn. Người làm gỏi diệu nghệ sẽ có bí quyết về tỉ lệ các loại gia vị với thịt để chúng hài hòa hơn.
Một thành phần không thể thiếu của gỏi nhệch là nước chấm. Những quán gỏi nhệch nổi tiếng đều có bí quyết pha chế nước chấm riêng của mình. Nước chấm được pha từ mắm tôm, có vị chua được lấy từ quả chay luộc lên và pha trộn thêm vị ngọt thanh của đường. Ngoài ra, một thành phần quan trọng nữa là các loại lá ăn kèm. Để có một bữa gỏi đủ vị, cần có rất nhiều loại lá và quả ăn kèm như lá sắn, lá sung, lá si, đài bi, vọng cách, đinh lăng, rau húng, tía tô, lá và quả vẹt, khế chua, quả sung, chuối xanh, ớt... sao cho đủ vị chua, cay, chát, đắng, thơm, bùi.
 Ăn gỏi nhệch cũng có nghệ thuật. Miếng nhệch được gói với các loại lá, nhúng vào nước chấm đưa vào miệng nhai thật kỹ để cảm nhận hết hương vị đặc trưng của món ăn. Nếu ăn quá nhanh, ăn vội sẽ không tận hưởng hết được vị ngọt, giòn, dai lại thơm mát của nó. Món ăn này quả thực là tinh hoa quà Việt, nhâm nhi mới kì thú.
Nếu có dịp về với Thái Thụy, quí khách chớ bỏ qua gỏi nhệch Diêm Điền như người xưa đã nói: “Về Thái Thụy mà không ăn gỏi nhệch Diêm Điền là chưa phải đã về Thái Thụy”.

Thứ Tư, 21 tháng 9, 2016

Bánh cáy làng Nguyễn - đặc sản Thái Bình

Bánh cáy là thức bánh dân giã được làm từ đôi bàn tay khéo léo của người dân làng Nguyễn, xã Nguyên Xá, huyện Đông Hưng, tỉnh Thái Bình. Bánh cáy xắt miếng, nhâm nhi bên ấm trà xanh nóng vừa có vị ngọt, bùi, béo đan xen độ giòn, dẻo, dai mềm mại. Trong tiết trời se lạnh, vị cay nóng của gừng khiến cho người ăn cảm thấy ấm dạ, khoan khoái. Xưa kia, bánh cáy là sản vật của người dân Thái Bình dùng để tiến vua.
- Tên gọi bánh cáy sẽ khiến cho du khách ngỡ rằng đây là một loại bánh làm từ con cáy bởi trong dân gian vẫn có truyền thuyết cho rằng loại bánh này là do thần cáy ở biển ban cho. Thực tế, bánh cáy được làm từ gạo nếp, lạc, vừng và các gia vị cùng các loại lá, quả để tạo màu vàng, trắng, xanh. Nhưng khi nhìn bánh cáy với các màu vàng, trắng xen lẫn màu hồng, người giàu tưởng tượng đã có thể nhận ra nó giống như trứng cáy mà gọi luôn là bánh cáy chăng? Không biết truyền thuyết và loại suy đúng bao nhiêu nhưng bánh cáy đúng là loại bánh dân giã mà ngoài Thái Bình không thấy nơi nào có.
- Nét độc đáo của bánh cáy làng Nguyễn chính là sự kết hợp các nguyên liệu từ hoa màu trong đời sống, tạo nên một thứ bánh dẻo, thơm và có hương vị đặc trưng. Bánh cáy làng Nguyễn được chọn lựa nguyên liệu kỹ càng, gồm có nếp cái hoa vàng tròn mẩy, gấc chín đỏ, lạc, vừng rang vàng, mỡ phần, cơm dừa xắt lát ướp đường, mứt bí dẻo thơm, mạch nha, tinh dầu hoa bưởi. Để làm một chiếc bánh cáy, đòi hỏi nhiều công phu bởi nguyên liệu chính là gạo nếp nhưng các phụ liệu lại khá nhiều, mỗi loại nguyên liệu lại có một cách xử lý riêng. Gạo nếp làm bánh được chia làm 2 phần, một phần đồ xôi với nước quả gấc tạo nên màu hồng thắm, phần còn lại đồ xôi với nước quả dành dành tạo nên màu vàng tươi. Hai loại xôi này đều được giã bằng chày như làm bánh giầy. Sau khi giã nhuyễn đều, cán mỏng, cắt thành lát như mứt bí rồi sấy khô. Sấy xong cho vào chảo mỡ lợn đang sôi đảo đều tới khi lát bánh thơm giòn. Các nguyên liệu phụ như lạc, vừng được rang chín ròn, xát bỏ vỏ. Gạo nếp hoa vàng được rang nổ bỏng, nở tung, sạch trấu, dậy mùi thơm. Mỡ lợn khẩu muối đường hơn nửa tháng, đem ra thái nhỏ như hạt lựu, xào ngọt lấy độ trong, giòn. Cà rốt xào nước đường, nước gừng, vỏ quýt tươi được chuẩn bị đầy đủ. Cho các nguyên liệu đã chuẩn bị trộn đều với đường mía, hâm nóng trên chảo đến khi đạt tới mùi thơm kỹ thuật thì đưa vào khuôn gỗ được chuẩn bị sẵn có lót vừng bên trong, nhồi nén cho bánh trở nên cứng, sau đó lấy ra cho vào bao bì, ta sẽ được bánh cáy thành phẩm. Bánh không phơi nắng, không sấy qua lửa nhưng để được rất lâu nếu làm đúng kỹ thuật.
- Chứng kiến các công đoạn tỉ mẩn để làm nên chiếc bánh của người thợ làng Nguyễn, du khách sẽ cảm nhận được tâm huyết, tình cảm gói trong từng lát bánh thơm ngon. Bánh cáy xắt miếng, nhâm nhi bên ấm trà xanh nóng vừa có vị ngọt, bùi, béo đan xen độ giòn, dẻo, dai mềm mại.

Thứ Ba, 20 tháng 9, 2016

10 món ăn đặc sản nổi tiếng của vùng quê lúa Thái Bình

Điểm cuốn của vùng quê lúa Thái Bình không chỉ từ những di tích lịch sử và văn hóa, các lễ hội và trò chơi dân gian hấp dẫn mà còn từ rất nhiều món ngon đặc sản nổi tiếng bạn không nên bỏ lỡ. Dưới đây là 10 món ngon nổi tiếng của vùng quê Thái Bình mà bạn phải thưởng thức khi tới đây.
1. Nộm sứa Thái Thụy
Nộm sứa là món ăn dân dã quen thuộc xuất hiện ở nhiều vùng miền biển trên cả nước. Nhưng mỗi nơi, món ăn này lại có một “hơi thở” riêng. Người dân Thái Thụy, Thái Bình thường truyền tai nhau: “Tới Thái Thụy mà chưa thưởng thức nộm sứa coi như chưa về”. Câu mời chào quyến rũ đó khiến du khách thập phương khó lòng chối từ.
2. Bún bung
Cùng với canh cá và bún cá, bún bung (bún hoa chuối) là món ăn rất được ưa thích của người Thái Bình. Vị chát của hoa chuối, béo ngậy của thịt, vị thơm của lá xương sông sẽ khiến bạn nhớ mãi.
Bún bung thường có dọc mùng, mọc, chân giò… từ lâu là món ăn ưa thích của nhiều người, phổ biến ở một vài tỉnh phía bắc. Nhưng khác với các nơi, bún bung Thái Bình không ăn kèm dọc mùng mà thay bằng hoa chuối. Đây là một trong những món ăn nổi tiếng và được nhiều người Thái Bình ưa thích.
3. Nem chạo Vị Thủy
Nem chạo hay còn gọi là nem sống là món ăn không thể thiếu được trong ngày giỗ hay cưới hỏi ở làng Vị Thủy, huyện Thái Thụy, Thái Bình. Chỉ những người đầu bếp có kinh nghiệm mới được tự tay chế biến để người ăn không bị đau bụng.
Khác với nem ở nhiều vùng miền trên cả nước, nem ở đây được làm từ thịt và xương sống lợn băm nhuyễn. Thịt lợn xẻ ra còn nóng hổi không dùng nước lã để rửa. Người ta lấy phần thịt mông và phần xương sống băm nhuyễn. Sau hơn 1 tiếng, thịt, xương và tủy hòa cùng nhau tạo ra độ dính, dẻo.
Nét hấp dẫn trong món nem chạo là bì luộc thái mỏng và thính gạo rang. Bì lợn được cạo sạch lông với nước sôi rồi thái nhỏ. Sau đó các nguyên liệu được trộn cùng nước mắm ngon, tỏi thái mỏng, ớt tươi, mỳ chính và thính gạo rang. Ở khâu cuối cùng, người thợ sẽ nằm nem thành từng quả nhỏ vừa đủ khéo để thịt không rơi ra ngoài.
4. Bánh cáy làng Nguyễn
Bánh cáy đặc sản đất Thái Bình là thức bánh dân giã được làm từ đôi bàn tay khéo léo của người dân làng Nguyễn, xã Nguyên Xá, huyện Đông Hưng. Loại bánh này ngoài Thái Bình không thấy nơi nào có. Xưa kia đây là sản vật của người dân Thái Bình dùng để tiến vua. Nét độc đáo của bánh cáy làng Nguyễn chính là sự kết hợp các nguyên liệu từ hoa màu trong đời sống, tạo nên một thứ bánh dẻo, thơm và có hương vị đặc trưng.
5. Gỏi nhệch
Nhệch là tên một loại cá có hình dáng tương tự như lươn. Người ta cũng dùng tro để làm sạch nhớt trên mình nó rồi mới làm thành món ăn như kho, nấu canh chua, om… Đặc biệt là gỏi nhệch. Sau khi sơ chế, cá được cắt lát mỏng, trộn thính. Phần da cũng cắt thành miếng chiên giòn. Còn xương cá được giã nhuyễn, nấu thành thứ nước chấm có tên đặc biệt không kém tên cá – chẻo. Chẻo nấu xong, pha với gừng, tỏi, ớt, hạt tiêu, sả băm nhỏ.
Gỏi nhệch ăn kèm rau chanh, lá sung, rau húng, tía tô. Cứ cầm lá sung gắp miếng gỏi, cho thêm tí da, cuốn lại chặt tay rồi chấm vào chẻo là đủ thấy món ăn dân giã đến độ nào. Vị bùi bùi của lá sung cùng với thịt cá ngon, béo béo da, thơm lừng thính từ gạo rang, quyện đậm đà với chẻo cay cay nồng nồng khiến gỏi nhệch ngày càng được ưa chuộng.
6. Bánh giò Bến Hiệp
Có thể nói không ngoa rằng, bánh giò Bến Hiệp (Quỳnh Phụ, Thái Bình) có thể sánh vai cùng bánh cáy làng Nguyễn, bánh gai Vũ Thư, bánh bèo Thái Thụy, bánh đúc làng Tè. Với mẫu mã, dư vị rất riêng, nó đã và đang khẳng định được giá trị, vị trí trên thị trường trong và ngoài tỉnh.
Chẳng biết, loại bánh giò làm bằng bột tẻ ăn không thấy ngán, ăn lót dạ được, ăn thay cơm, ăn đổi bữa được, từ đời nảo đời nào truyền đến tận nay, người ta chỉ biết rằng, dạo trước, tàu thủy Hải Hà chạy ngày hai chuyến Hải Phòng-Nam Định, Nam Định-Hải Phòng khi mà Bến Hiệp lấy trả khách, bốc dỡ hàng hóa, mọi người đã rất quen mắt với cảnh nhiều phụ nữ trẻ em mang bánh giò ra bán.
7. Ổi Bo
Dù giờ đây, để nếm được ổi Bo gốc cũng không đơn giản nhưng loại trái cây này vẫn nức tiếng gần xa. Ổi Bo nhỏ thôi, chừng cỡ nắm tay nhưng rốn bé tí lại ngon như bao nhiêu tinh túy của đất đều chắt lọc, giữ riêng cho mình. Có điều đặc biệt là ổi Bo trồng ở Thái Bình mới thơm, giòn và ẩn chứa các tầng vị khác nhau: chát, chua dịu rồi mới đến ngọt mát như vậy. Cùng giống mà đem trồng nơi địa phương khác cũng không thể có đúng vị ổi Bo.
Tiếc rằng ổi Bo năng suất và hiệu quả kinh tế không cao nên diện tích trồng đã bị thu hẹp đi nhiều, khách muốn tận hưởng vị riêng cũng khó tìm dù đứng ngay trên quê gốc của giống cây đặc sản.
8. Bánh gai Đại Đồng
Làng Đại Đồng – xã Tân Hòa – huyện Vũ Thư có thể được coi là quê hương của những món ăn dân dã, nhưng không kém phần độc đáo như bún ốc, bánh dẻo, bánh ú, bánh tráng, riêng bánh gai đã trở thành đặc sản. Bánh gai nơi đây đã có trên dưới 400 năm.
9. Canh cá Quỳnh Côi
Nổi tiếng bởi sự đơn giản, không cần nhiều nguyên liệu chế biến nhưng vẫn tạo hương vị riêng, canh cá Quỳnh Côi được xem là niềm tự hào của người Thái Bình. Bát canh cá thay vì sử dụng bún, phở, lại được người Thái Bình chọn riêng cho loại thực phẩm sợi mềm ngọt, mịn, dai – bánh đa, tạo dấu ấn cho canh cá Quỳnh Côi mà không món ăn nào khác có được.
10. Bánh nghệ
Chưa ở miền quê nào có loại bánh nghệ vàng ruộm, thơm bùi và dân dã như ở Thái Bình. Bánh nghệ được làm từ gạo tẻ chứ không phải là gạo nếp nên ăn nhiều không sợ bị nóng. Lại kết hợp với nghệ, nên bánh có giá trị dinh dưỡng và mùi vị rất riêng.
Bánh nghệ được ăn nóng rất ngon, để bánh nguội sẽ hơi khô và kém thơm hơn. Được thưởng thức những chiếc bánh nghệ khi còn nóng, nhất là trong tiết trời lạnh thì không gì thích bằng.